SO SÁNH MÁY KINH VĨ VÀ MÁY TOÀN ĐẠC

Máy toàn đạc điện tử và máy kinh vĩ là 2 loại thiết bị đo đạc được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực đo đạc chi tiết, đo đạc xây dựng…. Hai thiết bị này đều có khả năng đo góc, đo chênh cao… với độ chính xác cao. Nhìn bề ngoài 2 loại thiết bị này khá giống nhau, tuy nhiên cách sử dụng, phạm vi hoạt động cũng như phục vụ cho những lĩnh vực, hạng mục nào thì chúng có những sự khác nhau nhất định. Vậy máy kinh vĩ và máy toàn đạc khác nhau như thế nào, phạm vi hoạt động ra sao, chúng ta sẽ cùng giải đáp những thắc mắc trên nhé.

MÁY KINH VĨ (THEODOLITE)MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ (TOTAL STATION)
Là thiết bị dùng để đo góc bằng và góc đứng, phục vụ cho công tác đo đạc khảo sát, xây dựng hệ thống lưới khống chế cũng như trong công tác thi công xây dựng, xác định tim trục công trình, xác định độ thẳng đứng của kết cấu, công trình.  

Máy kinh vĩ điện tử được cải tiến lên từ máy kinh vĩ quang cơ trước đây, thay cho bàn độ khắc vạch là bàn độ được mã hóa với độ chính xác lên đến 0,01’’. Có thêm bộ vi xử lý CPU nên kết quả đo được hiển thị trên màn hình tinh thể hoặc có thể được lưu trữ trong bộ nhớ của máy . Ngoài ra trên máy kinh vĩ điện tử còn có 1 bàn phím với nhiều phím.  
Là một thiết bị chuyên dùng trong ngành trắc địa dùng để đo góc, đo khoảng cách và đo tọa độ.        

Phạm vi hoạt động:
Đo góc, đo canh; Bố trí điểm; Bố trí trục công trình; Đo khảo sát, đo tính khối lượng; Đo cao không với tới; Đo khoảng cách gián tiếp, đo cong tham chiếu;…
KHÁC NHAU VỀ PHỤ KIỆN ĐO
Phụ kiện gồm chân, máy, miaPhụ kiện gồm chân máy, gương hoặc sào gương, kẹp sào, …
(Đối với máy toàn đạc đo xa không gương thì khác)  
KHÁC NHAU VỀ CẤU TẠO MÁY
Bộ máy kinh vĩ thường gồm 1 ống nhòm và 2 vòng đo góc, 1 vòng đo góc ngang và 1 vòng đo góc đứng.        



Các thành phần chính của máy kinh vĩ bao gồm:
– Ống ngắm: Là phần quan trọng nhất, được sử dụng để nhìn và để đo các góc giữa các điểm
– Khung xoay: Là phần giữ ống ngắm và có thể đo được, cho phép người sử dụng định vị và đo góc ở các vị trí khác nhau.
– Trục ngang và trục thẳng đứng: Được sử dụng để cân chỉnh máy và xác định hướng của các đoạn góc.
– Đồng hồ đo góc và các hệ thống chỉ số: Dùng để đo và ghi lại các góc quan trọng.
Máy toàn đạc điện tử được cấu tạo theo sơ đồ khối, theo đó thiết bị kết hợp giữa khối kinh vĩ điện tử cùng với khối đo xa điện tử.
Xét về mặt cấu tạo, máy toàn đạc thực chất là máy kinh vĩ điện tử được tích hợp thêm bộ phận đo khoảng cách điện tử (EDM – Electronic Distance Measurement)

Các thành phần chính của máy toàn đạc bao gồm:
– Ống ngắm:  Được sử dụng để nhìn và để đo các góc giữa các điểm
– Điều khiển điện tử: Bao gồm các nút bấm và màn hình để hiển thị dữ liệu đo đạc.
– Đơn vị đo điện tử: Được sử dụng để đo khoảng cách bằng laser, thường dựa trên công nghệ EDM, đo từ máy đến đối tượng cần đo.
– Hệ thống ghi dữ liệu: Lưu trữ dữ liệu đo đạc và có thể được nối với máy tính hoặc các thiết bị khác để xử lý dữ liệu sau khi thu thập
– Pin hoặc nguồn điện: Máy có thể được cung cấp năng lượng bằng pịn hoặc dây điện, tùy thuộc vào mô hình và ứng dụng cụ thể.
KHÁC NHAU VỀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Máy kinh vĩ hoạt động dựa trên nguyên lý quan sát góc của các đường nhìn. Thiết bị có thể quay quanh trục ngang và trục đứng để đo góc ngang và đứng của các đường nhìn.
Khi thực hiện đo, người sử dụng ngắm đến mục tiêu là mia, sau đó khóa mục tiêu và nhấn nút đo. Bộ phận điện tử sẽ đọc kết quả đo và hiển thị bằng số lên màn hình.  
Máy toàn đạc hoạt động dựa trên nguyên lý thu và phát.
Điểm đặt máy toàn đạc sẽ được đặt bộ phận thu phát. Hệ thống phản hồi tín hiệu tại gương. Bộ phận phát tín hiệu của máy toàn đạc sẽ truyền tải dữ liệu về hệ thống phản hồi, khi đó hệ thống phản hồi sẽ xử lý và trả lời lại hệ thống thu của máy.
ĐỘ CHÍNH XÁC
Máy kinh vĩ có độ chính xác tốt cho việc đo góc nhưng cần phải kết hợp với máy đo khoảng cách để có độ chính xác cao.
Độ chính xác thường thấp hơn máy toàn đạc, đặc biệt là khi đo khoảng cách.
Cung cấp độ chính xác cao, thường trong khoảng vài milimet cho khoảng cách và vài dây cung đối với góc.
Cung cấp độ chính xác cao hơn với khả năng đo đạc cả góc và khoảng cách.
KHÁC NHAU VỀ CHỨC NĂNG ĐO
Chuyên dùng để đo góc, góc bằng và góc đứng  
Đo khoảng cách: Kết hợp với mia để thực hiện đo khoảng cách và chênh cao theo phương pháp đo cao lượng giác
Đo góc: Góc bằng, góc đứng  
Đo khoảng cách: Kết hợp với gương hoặc vật phản xạ thực hiện đo khoảng cách từ máy đến gương, điểm phản xạ hoặc giữa gương, điểm phản xạ với nhau 1 cách dễ dàng với độ chính xác cao. 3 khoảng cách đo cơ bản là đứng, nằm, nghiêng.  
Đo tọa độ: Thực  hiện đo đạc và tính toán chính xác tọa độ các điểm gương, phản xạ và máy 1 cách nhanh chóng theo 3 trục xyz  
Được trang bị thêm nhiều ứng dụng khác hỗ trợ, phục vụ cho công tác đo đạc khảo sát, thi công xây dựng, giao thông thủy lợi…
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM TỪNG LOẠI MÁY
Ưu điểm:

– Tuổi thọ pin cao, tăng thời gian sử dụng
– Khả năng chống bụi, chống nước tốt
– Thao tác sử dụng đơn giản
– Máy kinh vĩ điện tử được thiết kế để phục vụ cho công tác thi công ở những địa hình phức tạp nhất.
– Có nhiều cải tiến công nghệ như hệ thống  quang học mới giúp tăng chất lượng hình ảnh, màn hình LCD cho khả năng hiển thị tốt trong mọi điều kiện thời tiết.

Nhược điểm:

Đối với máy kinh vĩ quang học, người đo sẽ phải trực tiếp đọc số cũng như ghi chép số liệu, không có khả năng kết nối truyền dữ liệu đối với máy khác.

Dòng máy kinh vĩ điện tử được trang bị màn hình điện tử cũng như khả năng tự đọc, kết nối với các thiết bị khác, tuy nhiên với đặc thù sử dụng đo góc là chủ yếu nên phạm vi hoạt động còn hạn chế.
Ưu điểm:
Tích hợp nhiều tính năng đo đạc cũng như khả năng kết nối, tích hợp dễ dàng với các thiết bị khác nên máy toàn đạc được sử dụng rất nhiều đặc biệt là trong lĩnh vực đo đạc xây dựng.

Máy toàn đạc điện tử có nhiều lựa chọn về thương hiệu, mẫu mã cũng như độ chính xác tùy thuộc vào mục đích công việc.  




Nhược điểm: Giá thành cao.
KHÁC NHAU VỀ GIÁ CẢ
Giá trị thấp hơn và thường được sử dụng trong đo đạc cơ bảnGiá cao hơn do nhiều tính năng và khả năng đo đạc chính xác hơn

*Chú ý:

Tuy máy toàn đạc có thể dùng đo góc và nhiều thông số khác nhưng không thể hoàn toàn thay thế cho máy kinh vĩ do đặc thù công việc từng loại.

Độ chính xác của 2 loại máy này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm độ rung, sai số hệ thống, độ nghiêng của máy, ánh sáng môi trường và khả năng xử lý dữ liệu. Để đảm bảo độ chính xác, cần kiểm tra lại thiết bị thường xuyên, làm việc trong điều kiện môi trường ổn định và tuân thủ các quy trình đo lường chính xác.

ĐỊA CHỈ CUNG CẤP MÁY KINH VĨ , MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐO ĐẠC UY TÍN KHÁC.

Công ty TNHH Công nghệ trắc địa Minh Phương là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị đo đạc chính hãng tại Việt Nam, chúng tôi cung cấp rất nhiều loại thiết bị đo đạc như: máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử, máy thu GNSS RTKmáy thuỷ bình

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị đo đạc, chính sách bán hàng nhiều ưu đãi, chế độ bảo hành uy tín, Công ty TNHH công nghệ trắc địa Minh Phương sẽ là điểm đến tin cậy và đảm bảo chất lượng khi Quý khách hàng có nhu cầu mua sắm thiết bị đo đạc tại công ty.

Mọi khách hàng có nhu cầu mua sắm thiết bị đo đạc xin vui lòng liên hệ hotline  0987.488.839 để được tư vấn thiết bị và hỗ trợ mua hàng.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

20 − eleven =

Call Now Button